Những thay đổi về mức đóng bảo hiểm xã hội trong luật lao động

lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức

Trong năm 2015, các chế độ có một số sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là đối tượng . Trong bài ngày hôm nay, sẽ chỉ ra một số thay đổi về mức đóng năm 2015 để đem đến cho người lao động một cái nhìn cụ thể và rõ nét nhất về vấn đề này.

Đối tượng tham gia bảo hiểm

Với Chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện thì luật mở rộng đối tượng tham gia BXHX tự nguyện theo hướng không khống chế tuổi trần, hạ mức sàn thu nhập làm căn cứ đóng, đa dạng các phương thức đóng và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện.
Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì Luật sửa đổi bổ sung thêm 03 nhóm đối tượng là người làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và người lao động là công dân nước ngoài.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng đồng thời tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Như vậy là so với các quy định trước đây, đối tượng tham gia BHTN theo Luật Việc làm sẽ có thêm Người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 tháng trở lên. Mặt khác, cũng không còn quy định Người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên mới phải tham gia BHTN. Ngoài ra, người lao động cũng phải tham gia bắt buộc bảo hiểm y tế (mức đóng 4,5%, trong đó người lao động đóng 3%, doanh nghiệp đóng 1,5%) và bảo hiểm thất nghiệp 2% (người lao động và doanh nghiệp mỗi bên đóng 1%).
Trường hợp doanh nghiệp có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên trước tháng 01/ 2015 mà hợp đồng lao động tiếp tục có giá trị trong năm 2015 (hoặc người lao động tiếp tục làm việc từ tháng 01 năm 2015), chưa được tham gia BHTN, phải được cơ quan, đơn vị lập thủ tục tham gia BHTN từ tháng 01 năm 2015.

Các DN có trách nhiệm đóng BHYT nếu không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Đồng thời phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

Mức tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm

Nếu là lao động làm việc tại các doanh nghiệp thì căn cứ để đóng bảo hiểm là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng bảo hiểm xã hội là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở. Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở. Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Nếu là lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng bảo hiểm là mức lương cơ sở và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng bảo hiểm là 20 lần mức lương cơ sở.
Từ ngày 01/7/2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng. (Theo Nghị định Số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ).

Tỷ lệ đóng bảo hiểm

Tỷ lệ đóng bảo hiểm không có gì thay đổi so với năm 2014. Cụ thể, hàng tháng, doanh nghiệp đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5 %.
Người sử dụng lao động đóng 22%. Trong đó 18% nộp quỹ BHXH, 3% nộp Quỹ BHYT, 1% nộp Quỹ BH thất nghiệp. Còn lại, người lao động đóng 10,5%. Trong đó 8% nộp quỹ BHXH, 1,5% nộp Quỹ BHYT và 1% nộp Quỹ BHTN.
Hiện nay, Luật BHXH sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Chắc chắn trong năm 2016 sẽ có những thay đổi đáng kể trong chế độ đóng bảo hiểm xã hội.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *